loading

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI HỒNG LONG

Contacts

Tìm Hiểu Phương Pháp Xử Lý Nền Đất Yếu Bằng Bấc Thấm

xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm
Trong xây dựng dân dụng việc gặp phải công trình có nền đất yếu không phải là hiếm thấy. Tùy thuộc vào tính chất và tình trạng của lớp đất yếu mà người ta có những phương pháp  xử lý khác nhau. Điều này nhằm giúp tăng sức chịu tải của nền đất, giảm độ lún và đảm bảo điều kiện khai thác công trình. Và một trong những phương pháp ấy đó chính là xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm.

Tìm hiểu về nền đất yếu là gì? Có bao nhiêu loại đất yếu?

Đất như thế nào được gọi là đất yếu? Đất yếu là loại đất không đủ khả năng tiếp thu tải trọng của các công trình bên trên nền đất, nền đất không đủ độ bền và có biến dạng nhiều.  Để tìm hiểu rõ hơn về những đặc điểm của một nền đất yếu là gì và có bao nhiêu loại đất yếu. Mời các bạn hãy cùng xem qua bài chia sẻ trước của RedDragon về nền đất yếu: Như Thế Nào Là Một Nền Đất Yếu? Các Biện Pháp Xử Lý Nền Đất Yếu Được Sử Dụng Phổ Biến Hiện Nay”. Bên cạnh đó, thông qua bài viết này, chúng tôi cũng đã giới thiệu sơ qua cho mọi người về các phương pháp xử lý nền đất yếu hiện nay.  xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm

Phương pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm – Cách thực hiện

Yêu cầu về thiết bị cắm bấc

Trước khi tiến hành thực hiện phương pháp này thì chúng ta cần chuẩn bị thiết bị thực hiện. Thiết bị dùng để thực hiện xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm cần phải có những đặc tính kỹ thuật như sau:
  • Tâm trục dùng để lắp bấc thấm phải có diện tích 61x120mm. Chiều dọc trục có vạch chia theo đơn vị centimet (cm) nhằm để theo dõi, kiểm soát chiều sâu khi cắm bấc. 
  • Thiết bị phải có quả dọi để có thể kiểm tra thường xuyên độ thẳng đứng của bấc khi cắm vào lòng đất. 
  • Thiết bị phải có lực đủ lớn để có thể cắm bấc đến độ sâu theo như thiết kế.
>>> Bấc Thấm Là Gì? Những Ứng Dụng Của Bấc Thấm Trong Xây Dựng

Quy trình thực hiện phương pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm

Để thực hiện phương pháp xử lý đất yếu với bấc thấm, chúng ta cần thực hiện theo quy trình chung như sau:
  • Bước 1: Xác định tất cả vị trí, các điểm cần phải cắm bấc thấm bằng thiết bị đo đạc thông thường theo hàng dọc và hàng ngang đúng với sơ đồ thiết kế.
  • Bước 2: Đưa máy cắm bấc vào đúng vị trí theo như đã xác định trước ở bước 1. Xác định trục xuất phát trên trục tâm để xác định chiều dài bấc được cắm vào đất. Đồng thời kiểm tra độ thẳng đứng của bấc thấm.
  • Bước 3: Lắp bấc vào trục tâm của máy và thực hiện điều khiển. Chiều dài của bấc được gấp lại tối thiểu phải đặt 30cm và đưa đầu trục đến vị trí cần cắm bấc.
  • Bước 4: Gắn đầu neo vào đầu dưới của bấc thấm và ghim lại bằng ghim thép. 
  • Bước 5: Cắm trục tâm đã được gắn bấc thấm đến độ sâu đã thiết kế ban đầu với tốc độ đều (0.2 – 0.6m/s). Sau khi cắm xong thì kéo trục tâm lên. Đầu neo lúc này sẽ giữ bấc thấm lại trong đất. Sau khi trục tâm đã được kéo lên hết thì dùng kéo cắt đức bấc. Sao cho còn lại ít nhất 20cm đầu bấc nhô lên khỏi lớp đỉnh cát. Lặp lại quá trình này chi những vị trí khác cho đến hết.
  • Bước 6: Tiến hành thi công lớp đệm cát thoát nước ở phía trên sau khi hoàn thành cắm bấc.
xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm

Đánh giá ưu nhược điểm của cách xử lý nền đất yếu với bấc thấm

Ưu điểm

  • Công nghệ thi công phổ biến, thiết bị dùng cho thi công đơn giản, tốc độ thi công nhanh
  • Tốc độ, khả năng thoát nước tốt
  • Không làm xáo trộn nền đất
  • Là phương pháp thân thiện với môi trường
  • Phương pháp này phù hợp với các vị trí có chiều dày đất yếu (nhỏ hơn 20m)

Nhược điểm

  • Tốc độ cố kết khá chậm, thời gian chờ cố kết lâu hơn biện pháp giếng cát
  • Độ lún dư sau khi xử lý bằng bấc thấm lớn hơn so với biện pháp giếng cát
  • Tốc độ thoát nước sẽ giảm theo thời gian
xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm >>> Xem thêm: Xây Dựng Dân Dụng Là Gì? Tổng Quan Về Xây Dựng Dân Dụng Mà Bạn Nên Biết

Đặc tính và phạm vi áp dụng cách xử lý đất yếu bằng bấc thấm

Đặc tính của bấc thấm

  • Nước được hấp thụ qua lớp vải lọc rồi vào bản thoát nước và chảy vào lõi bấc. Với đặc tính hút nước này thì cho dù bấc thấm ngang được mở rộng thì khả năng thoát nước vẫn được duy trì.
  • hệ số thấm của vải lọc thấp nên có thể kiểm soát được tốc độ chảy bên trong của bản thoát nước. Do đó làm giảm sự dịch chuyển của các hạt xung quanh, hạn chế hình thành mảng sét trên bề mặt vải bọc.
  • Đây là loại vật liệu có cường độ chịu kéo, có độ dãn dài cao. Do đó nó có thể biến dạng theo sự thay đổi của địa hình.
  • Bản thoát nước nhẹ, dễ vận chuyển, không cần sử dụng vật liệu liên kết đặc biệt nào khác.

Phạm vi ứng dụng của bấc thấm

  • Loại đất: Thường áp dụng cho đất sét, đất cát mịn
  • Tải trọng cho phép: Chịu tải trọng trên 50kN/m2, tương đương với chiều cao đắp là 14m.
  • Ứng dụng: thay thế cho lớp đệm cát và cọc cát; thường dùng cho sân golf, bề mặt sân thể thao.
Vừa rồi là những chia sẻ của Công ty Xây dựng Hồng Long về cách xử lý nền đất yếu với bấc thấm. Nếu bạn đang tìm một đơn vị có khả năng xử lý nền đất yếu thì hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0913.266.928

Thông tin doanh nghiệp

Red Dragon – Công Ty Xây Dựng Hồng Long
Trụ Sở: 81  Ngô Quyền, P. Máy Chai, Q.Ngô Quyền, Tp.Hải Phòng
Điện thoại: +84.(0)225. 3836918
Fax: +84.(0)225. 3654923
Văn phòng đại diện: 88 Đường Số 7, P. An Phú, Quận 2, TP. HCM.
Điện thoại: +84.(0)28. 39153879
Fax: +84.(0)28. 39153878
Mã số thuế:  0200730229

Thẻ Tags: cách xử lý nền đất yếu với bấc thấm | Đất yếu | phương pháp xử lý đất yếu với bấc thấm | phương pháp xử lý nền đất yếu | xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm |

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

architeck-subscribe-image
Đăng Ký Thông Tin Tư Vấn
Để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay

    Gọi ngay
    facebook zalo
    Copy link
    Powered by Social Snap