loading

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI HỒNG LONG

Contacts

Thi Công Cầu Cảng Chống Ăn Mòn

thi cong cau cang
Nước ta có vị trí địa lý giáp biển, có đường bờ biển dài. Đây cũng là điểm thuận lợi mà các dự án về cầu, cảng biển phát triển ở nước ta. Tuy nhiên, khi các dự án này hoàn thành, thường có một nhược điểm là các công trình dễ bị ăn mòn. Vì vậy, qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu thêm về thi công cầu cảng chống ăn mòn.

Cầu cảng là gì?

Để hiểu rõ về thi công cầu cảng thì chúng ta cần hiểu rõ một số khái niệm. Theo điều 4 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 thì cầu cảng được định nghĩa như sau. Cầu cảng là kết cấu cố định hoặc kết cấu nổi thuộc bến cảng, được sử dụng cho tàu thuyền neo đậu, bốc dỡ hàng hóa, đón, trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác. Khi xây dựng cầu cảng thì cần phải chuẩn bị đầu tư xây dựng và thực hiện đầu tư xây dựng dự án phải tuân thủ theo quy định có liên quan của pháp luật về quản lý đầu tư, xây dựng. thi cong cau cang  

Nguyên nhân ăn mòn trong các công trình thi công cầu cảng

Trong thi công cầu cảng, các miếng bê tông thường có không khí trong các mao dẫn, và chịu tác động trực tiếp từ môi trường bên ngoài. Thông qua các mao dẫn này sẽ là tiền đề cho các loại khí ăn mòn, xâm nhập vào trong bê tông ăn mòn thép gia cố. Cùng với đó là sự ảnh hưởng từ những tác động môi trường bên ngoài như nắng, gió, nước biển,… Đây cũng chính là những nhược điểm trong xây dựng cầu cảng. Là nguyên nhân chính làm hư hại bê tông. Nhìn chung quá trình ăn mòn bê tông do các nguyên nhân dưới đây:
  • Bị carbonat (carbon hóa) do CO2.
  • Do có muối ngưng tụ.
  • Do lớp phủ bọc sắt thép không đủ kín.
  • Do chất lượng bê tông kém.
Mức độ hư hại của bê tông bị chi phối bởi những nguyên nhân được liệt kê phía trên. Và các nguyên trên sẽ ảnh hưởng đến tiến trình xuống cấp của bê tông nhanh hay chậm. Từ các nguyên nhân kể trên, thì Carbon hóa chính là một yếu tố then chốt trong việc khắc phục sự ăn mòn bê tông trong thi công cảng biển ở Việt Nam. Carbon Dioxide thâm nhập một cách tự nhiên làm biến đổi Canxy-hydroxyt có sẵn trong bê tông thành canxi-carbonate. Do vậy sẽ làm bê tông dễ ăn mòn hơn.

Trình tự và biện pháp thi công cầu cảng

Bất kì công trình xây dựng nào cũng được thi công một cách tuần tự. Cách thi công cầu cảng cũng vậy, cần phải theo trình tự nhất định. Có thể liệt kê đơn giản các bước thi công cầu cảng như sau:
  1. Nạo vét hố móng theo hình dạng thiết kế bằng tàu hút.
  2. Thi công nền cọc khoan nhồi bằng hệ sàn đạo kết hợp với các phương tiện nổi.
  3. Thi công hệ dầm ngang dọc của bến bằng hệ sàn đạo kết hợp với các phương tiện nổi.
  4. Thi công kè gầm bến bằng các phương tiện nổi kết hợp thủ công.
  5. Thi công bản mặt cầu.
  6. Thi công lăng tầng lọc ngược sau kè và san gạt lăng thể đá móng tường góc sau kè.
  7. Thi công hệ thống tường góc BTCT sau kè và lấp đất sau kè.
  8. Lắp đặt các thiết bị của bến như: Bích neo; Đệm tàu; Ray cần trục v.v..
  9. Nghiệm thu và bàn giao công trình.
Đối với các công trình bình thường thì việc ghép coppa để đổ bê tông là chuyện hoàn toàn bình thường và không có gì quan ngại, tuy nhiên khi thi công cảng, cọc đóng và cao độ đầu cọc nơi ghép coppa cách xa mặt đất, tức là không có điểm tựa khi ghép coppa thông thường.

Giải pháp hạn chế ăn mòn trong thi công cầu cảng

Khi thực hiện xong các phương pháp thi công cầu cảng. Để các công trình này không bị ăn mòn bởi thời tiết hay tác động của môi trường bên ngoài thì cần sửa chữa và bảo vệ bê tông một cách có hệ thống. Hiện nay có các công nghệ giúp hạn chế sự ăn mòn trong các công trình cầu cảng như công nghệ phun lớp phủ polyurea, công nghệ dùng epoxy, công nghệ bền vững, áp dụng vật liệu gốc xi măng/polymer,… trong các công nghệ đó thì hiệu quả nhất và phù hợp với môi trường Việt Nam là công nghệ bền vững, áp dụng vật liệu gốc xi măng/polymer. Công nghệ này được phát triển từ những vật liệu tương thích với bê tông gốc, chúng có ưu điểm tuyệt đối là cùng tồn tại với bê tông nên chúng có độ bền vĩnh cửu, đây cũng là khái niệm cơ bản của công nghệ cân bằng tự nhiên, thân thiện với môi trường, nó được xem là phương châm cốt lõi trong công nghệ xử lý bền vững công trình.

Quy trình thi công hạn chế sự ăn mòn

Vệ sinh bề mặt: Dùng máy phun nước áp lực cao kết hợp với cát, bắn sạch bề mặt gầm, phương án này sẽ loại bỏ hoàn toàn lớp mặt đã bị cacbonat hóa, được xem là rửa mặn cho bề mặt trước khi áp dụng vật liệu, vì vậy phải dùng nước sạch phun bắn. Phục hồi – Chỉnh sửa bề mặt. kết cấu bê tông cầu cảng đối với các công trình thi công cầu cảng. Đây là công đoạn đặc biệt quan trọng trong quy trình sửa chữa, phục hồi cũng như bảo vệ bê tông ven biển, bởi nếu công đoạn này không được xử lý tốt thì việc thì lớp bảo vệ bọc ngoại cấu trúc sẽ trở lên vô nghĩa. Như vậy là việc thi công khắc phục sự hạn chế ăn mòn đã cơ bản được hoàn thành. Có thể bạn quan tâm:

Thông tin doanh nghiệp

Red Dragon – Công Ty Xây Dựng Hồng Long
Trụ Sở: 81  Ngô Quyền, P. Máy Chai, Q.Ngô Quyền, Tp.Hải Phòng
Điện thoại: +84.(0)225. 3836918
Fax: +84.(0)225. 3654923
Văn phòng đại diện: 88 Đường Số 7, P. An Phú, Quận 2, TP. HCM.
Điện thoại: +84.(0)28. 39153879
Fax: +84.(0)28. 39153878
Mã số thuế:  0200730229

Thẻ Tags: biện pháp thi công cầu cảng | cách thi công cầu cảng | phương pháp thi công cầu cảng | thi công cảng biển | xây dựng cầu cảng |

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

architeck-subscribe-image
Đăng Ký Thông Tin Tư Vấn
Để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay

    Gọi ngay
    facebook zalo
    Copy link
    Powered by Social Snap