loading

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI HỒNG LONG

Contacts

Tìm Hiểu Những Nội Dung Cần Biết Về Chuẩn Bị Mặt Bằng Thi Công

chuẩn bị mặt bằng thi công
Công việc chuẩn bị mặt bằng thi công là một việc quan trọng cần phải được tính toán kỹ. Chuẩn bị mặt bằng được tiến hành sau khi lập kế hoạch xây dựng, chọn nhà tư vấn thiết kế, hoàn thiện hồ sơ xây dựng và lựa chọn nhà thầu để nhập vật tư. 

Quy định chung trong thi công và nghiệm thu mặt bằng

  • Công tác chuẩn bị mặt bằng thi công cần phải thực hiện đúng thiết kế, tuân thủ các yêu cầu của quy phạm và các quy phạm hiện hành có liên quan.
  • Những công trình được thi công và hoàn thiện trên mặt bằng xây dựng bao gồm: đường đi, hàng rào, sân chơi, cây xanh và các hệ thống kỹ thuật hạ tầng cần phải được hoàn thiện đồng bộ trước khi đưa công trình vào sử dụng.
  • Đất nền sử dụng phải phù hợp với thiết kế. Cho phép sử dụng các loại đất cát, đất sét, đất pha cát, các loại xỉ, hỗn hợp xỉ và các loại đất thải không lẫn hữu cơ.
  • Tại các khu vực trồng cỏ, trồng cây cần phải có lớp đất màu dễ thoát nước.
  • Dọn dẹp mặt bằng thi công mặt đường đá dăm, bê tông atphan cần phải tuân thủ theo quy phạm hiện hành về thi công đường.
chuẩn bị mặt bằng thi công >>> Xem thêm: Hé Lộ Một Vài Điểm Thú Vị Của Công Việc San Lấp Mặt Bằng Trong Xây Dựng

Chuẩn bị mặt bằng thi công bao gồm những công việc gì?

Công việc chuẩn bị mặt bằng xây dựng bao gồm giải phóng mặt bằng và thực hiện các công tác chuẩn bị.

Giải phóng mặt bằng

  • Trước khi giải phóng mặt bằng cần phải xác định mạng lưới cọc mốc tọa độ và cao độ của khu vực thi công.
  • Ngoài ra, cần phải xác định các công trình và cây xanh hiện có nên được giữ lại.
  • Công việc trong công tác giải phóng mặt bằng là phải làm toàn bộ hoặc từng phần trên khu đất xây dựng theo thiết kế tổ chức hợp lý: phá dỡ công trình cũ, chặt cây, di chuyển các hệ thống kỹ thuật cần thiết (điện, nước, mạng lưới,…).
  • Trước khi giải phóng mặt bằng thì phải cắt hết nguồn điện, nước và các kỹ thuật khác sau khi có sự thỏa thuận của các cơ quan quản lý của hệ thống đó.
  • Còn đối với các hệ các hệ thống kỹ thuật ngầm phức tạp đặc biệt là đường dây thông tin, dây điện cao thế thì phải có thiết kế phá dỡ.
chuẩn bị mặt bằng thi công

Công tác chuẩn bị mặt bằng thi công

Công tác chuẩn bị mặt bằng thi công gồm san lấp mặt bằng và xây dựng các công trình phục vụ cho công tác thi công: xưởng, bãi, kho, đường đi, điện, nước,… 
  • Nếu điều kiện thích hợp thì có thể xây dựng trước một phần hệ thống của đường đi, điện, thoát nước chính của công trình.
  • Những khu vực cây xanh giữ lại cần có rào bảo vệ. Khi đào đất xung quanh những cụm cây giữ lại thì phải chừa vùng đất có đường kính hơn ½ đường kính tán cây và không nên đào sâu quá 30m.
  • Các công trình có sẵn trên mặt bằng xây dựng như nhà, các hệ thống kỹ thuật nên tận dụng triệt để trong quá trình thi công.Khi phá dỡ nhà hay hệ thống kỹ thuật cũ cần có những biện pháp để đảm bảo an toàn cho công tác thi công. Đối với nhà cao tầng và các công trình phức tạp cần có thiết kế, bản vẽ phá dỡ.
  • Những nguyên vật liệu, thiết bị, cấu kiện còn tận dụng được thì phải được lựa chọn ra và đưa về nơi quy định để bảo quản sử dụng.

Tiến hành nghiệm thu mặt bằng

  • Sau khi đã phá dỡ hệ thống kỹ thuật và công trình ngầm thì cần phải san phẳng và đầm nén chặt các hào và hố đào theo độ chặt yêu cầu.
  •  Hệ thống thoát nước tạm thời của công trình cần phải đảm bảo thoát nước tốt, mặt bằng không bị đọng nước.
  • Khu vực cây xanh giữ lại cần phải được bảo vệ và tránh bị hư hại khi thi công công trình.
  • Những cây không giữ lại cần phải được thu dọn sạch sẽ: gốc cây, rễ cây, các bụi cây.
chuẩn bị mặt bằng thi công >>> Xem thêm: Công Ty San Lấp Mặt Bằng Chất Lượng – Nhanh Chóng – Uy Tín HCM

Khu vực đường đi tại khu vực chuẩn bị mặt bằng thi công

  • Khi thi công hệ thống sân bãi, vỉa hè hay đường nội bộ trong khu nhà cần phải tuân theo những quy định trong quy phạm hiện hành.
  • Mặt bằng đường đi, sân bãi và vỉa hè phải đảm bảo thoát nước, không ngập lụt khi mưa và không gây bụi khi thời tiết khô ráo.
  • Đường đi, sân bãi và vỉa hè trong khu nhà ở phải xây bó vỉa. Chỉ đặt đá bó vỉa sau khi đã thi công xong mặt đường.
  • Đối với lớp đệm và lớp trung gian của đường đi có thể sử dụng loại đá có kích thước từ 2,5cm đến 12cm. Còn đối với lớp vật liệu chèn phủ mặt thì từ 2 đến 4cm, 1 đến 2cm và 0,5 đến 1cm.
  • Lòng đường cần được bảo vệ sạch sẽ, ổn định và an toàn bó vỉa. Khi bó vỉa cần theo đúng thiết kế và các quy định như sau:
+ Chiều rộng của bó vỉa không được tính vào chiều rộng của mặt đường. + Bó vỉa có thể bằng đá, bê tông hoặc xây gạch.  + Mặt trên của đá bó vỉa phải bằng phẳng, các mối nối phải được chèn đầy vữa xi măng và bảo đảm chắc chắn + Lớp đệm phải đảm bảo được tính ổn định và được liên kết tốt với đá bó vỉa bằng vữa xi măng. + Đá bó vỉa phải được đặt trên nền đất được nén chặt đến hệ số lớn hơn 0,9 hoặc trên nền bê tông. Mạch giữa các viên đá không được lớn hơn 1cm và được chèn bằng vữa xi măng. chuẩn bị mặt bằng thi công

Yêu cầu chung khi chuẩn bị mặt bằng thi công

Theo Điểm 2.2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 18:2014/BXD về An toàn trong xây dựng, tổ chức chuẩn bị mặt bằng cần phải tuân thủ các yêu cầu sau:
  • Xung quanh khu vực công trình mặt bằng phải có rào ngăn, trạm gác không cho người không có nhiệm vụ ra vào công trình. Trường hợp có đường giao thông công cộng đi qua, cần phải mở đường khác. Hoặc phải đặt biển báo ở 2 đầu đoạn đường để các phương tiện giao thông giảm tốc độ khi qua lại.
  • Khu vực chuẩn bị mặt bằng phải có hệ thống thoát nước. Đảm bảo mặt bằng thi công được khô ráo và sạch sẽ. Không nên để nước đọng trên mặt đường hoặc chảy vào hố công trình. 
  • Đối với các mặt bằng ở gần biển, sông, suối thì cần phải có phương pháp phòng chống lũ lụt, sạt lở.
  • Các công trình phụ trợ có yếu tố độc hại cần được đặt ở cuối hướng gió. Đảm bảo khoảng cách đến nơi ở của người lao động và dân cư địa phương. Hoặc nên có các biện pháp ngăn ngừa độc hại theo đúng quy định của Nhà nước.
  • Giếng, hầm, hố và các lỗ trống trong phạm vi công trình chuẩn bị mặt bằng phải được đậy kín. Đối với các hầm, hố gần đường giao thông, cần phải có rào chắn cao trên 1m, có đèn báo hiệu vào ban đêm.
  • Không được đổ vật liệu thừa, thải từ trên cao xuống khi bên dưới chưa có rào chắn, biển báo hay người cảnh giới. 
  • Đối với các khu vực như: đang tháo dỡ giàn giáo, ván khuôn; nơi lắp ráp máy móc, bộ phận kết cấu công trình; khu vực có khí độc… ban đêm phải có đèn báo hiệu.
>>> Có thể bạn quan tâm: Tổng Quan Về Xây Dựng Dân Dụng Mà Bạn Nên Biết

Công ty Xây dựng Hồng Long – Đơn vị thi công, chuẩn bị mặt bằng uy tín nhất Việt Nam

Với một sự kết hợp hài hòa giữa đội ngũ quản lý là những kỹ sư, kỹ thuật viên có trên 15 năm kinh nghiệm cùng với kỹ sư, kỹ thuật viên trẻ và năng động, phối hợp với lực lượng công nhân có tay nghề cao. CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG & THƯƠNG MẠI HỒNG LONG đã không ngừng phát triển, điều này được thể hiện qua số lượng công trình thực hiện ngày càng tăng. Với phương châm “chất lượng – uy tín”, chúng tôi đã mang đến cho khách hàng các dịch vụ, sản phẩm với chất lượng cao vì vậy đã và đang được sự ủng hộ và tín nhiệm của khách hàng trong suốt thời gian qua. Chúng tôi đã thực hiện thành công hàng trăm công trình lớn nhỏ tại TPHCM, Hải Phòng và các khu vực lân cận. Nếu Quý khách hàng hay doanh nghiệp cần tư vấn về phương pháp chuẩn bị mặt bằng thì hãy liên hệ qua Hotline: 0913266928 để được tư vấn chi tiết và nhanh nhất nhé.

Thông tin doanh nghiệp

Red Dragon – Công Ty Xây Dựng Hồng Long
Trụ Sở: 81  Ngô Quyền, P. Máy Chai, Q.Ngô Quyền, Tp.Hải Phòng
Điện thoại: +84.(0)225. 3836918
Fax: +84.(0)225. 3654923
Văn phòng đại diện: 88 Đường Số 7, P. An Phú, Quận 2, TP. HCM.
Điện thoại: +84.(0)28. 39153879
Fax: +84.(0)28. 39153878
Mã số thuế:  0200730229

Thẻ Tags: chuẩn bị mặt bằng | Công tác chuẩn bị mặt bằng thi công | Dọn dẹp mặt bằng thi công | mặt bằng thi công |

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

architeck-subscribe-image
Đăng Ký Thông Tin Tư Vấn
Để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay

    Gọi ngay
    facebook zalo
    Copy link
    Powered by Social Snap